Hướng dẫn mở quán phở

Mở quán phở


Không giống các món ăn khác dù ngon cũng không chắc được toàn bộ mọi người biết đến. Phở thì lại khác, không chỉ biết mà đa phần người dân Việt đều đã ăn qua nó. Phở có thể được xem là món ăn đặc trưng cổ truyền của người Việt Nam. Đi du học nước ngoài tôi tự hào khi được biết nhiều khách du lịch nước ngoài chỉ biết đến Việt Nam thông qua món phở, những gánh hàng rong. Đây cũng là một món ăn rất phổ biến được nhiều người ưa thích. Chính vì vậy, việc kinh doanh quán phở là một mô hình kinh doanh hiệu quả dành cho những người đam mê kinh doanh ẩm thực Việt Nam. Nếu bạn thích kinh doanh và thích ăn phở thì tại sao lại không mở 1 quán phở nhỉ ?.


Trước khi bặt đầu hãy lưu lại trong bạn những ý tưởng sau :
- Sạch sẽ, vệ sinh
- Bát phở ngon, đậm đà
- Có phong cách riêng
- Địa điểm thuận lợi.
- Dịch vụ, phục vụ tốt.
- Tạo dựng thương hiệu.

Tuy vậy điều kiện khởi nghiệp của bạn không hề đơn giản 1 chút nào. Hãy cùng tìm hiểu những thứ cơ bản nhất nhé. 

    1.     Việc đầu tiên của kinh doanh phải tính đến chính là  Tiền đầu tư ( Vốn )

Tùy khu vực, nếu bạn khởi nghiệp tại các khu vực trung tâm thành phố thì vốn đầu tư ban đầu: từ 100 triệu trở lên, vốn đầu tư sẽ trang trải các chi phí:
+ Tiền đặt cọc thuê mặt bằng và tiền thuê mặt bằng tháng đầu tiên. Địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng khi mở quán, nó quyết định giá bán, số lượng khách hàng có thể đạt đến vì thế hãy chọn địa điểm sao cho thích hợp nhất.
+ Chi phí sửa chữa mặt bằng và mua sắm bàn ghế, dụng cụ và trang trí quán. 1 quán phở có cách trang trí đẹp, phong cách bao giờ cũng cuốn hút hơn 1 quán ăn nhàm chán thậm chí là bẩn thỉu.
+ Dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên. Mọi trường hợp xấu nhất đều cần phải dự phòng. Kể cả việc không có khách hàng.
+ Chi phí mua bộ nồi phở điện hoặc nồi phở thanh nhiệt tiết kiệm điện: Bạn vẫn nghĩ là dùng bếp than?. Hãy dừng ngay suy nghĩ đấy lại. Bạn hãy liên hệ Mr Dũng – 0904714025 nhân viên kinh doanh công ty inox Trung Thành chuyên cung cấp các sản phẩm nồi phở điện cực kỳ đảm bảo. Chi phí bạn bỏ ra có thể tốn hơn 1 chút, nhưng bù lại những gì bạn có lại là quá nhiều.
 
Quán phở dùng nồi phở điện tiết kiệm điện
Quán phở dùng nồi phở điện

    2.    Tuyển nhân sự và quản lý quán

+ Tuyển người: nếu quy mô nhỏ, bạn cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu ( thậm chí bạn có thể liên hệ 1 -2 người thân tham gia giúp giai đoạn đầu). Trong giai đoạn đầu, cần có các vị trí: nấu và múc nước lèo, phục vụ, rửa chén, thu ngân. Trong đó, đầu bếp đóng vai trò hết sức quan trọng, cần tuyển người nấu ngon và có tâm huyết với nghề. Hãy tuyển những nhân viên giỏi, hiền lành, tốt cho quán mình nhé.
Nhân viên quán phở 24

+ Quản lý: Bạn cần sát sao, tìm hiểu và nắm rõ tình hình hoạt động của quán, để có những điều chỉnh thích hợp về khẩu vị, giá bán, dịch vụ… Chính vì thế bạn nên là người đầu tiên nếm bát phở của quán mình hằng ngày. ( Ngoài ra bạn phải so sánh với các quán phở khác – biết địch biết ta trăm trận trăm thắng ). Vì thế tôi khuyên chính bạn cũng phải là 1 đầu bếp về nấu phở, không thì cũng phải là 1 người cực thích ăn phở.

3.    Pháp lý

Sau khi đã thuê mặt bằng, bạn có thể đến phường, xã nơi bạn dự định mở quán để đăng ký giấy phép kinh doanh. Với hình thức cơ sở kinh doanh bạn sẽ đóng thuế khoán (Cơ quan thuế sẽ đến thu). Mọi quy định của pháp luật giờ rất nhanh và gọn, giảm bớt nhiều thủ tục rườm rà nên bước này bạn cứ an tâm là sẽ có người đến thu thuế hàng quý nhé =)).

4.    Lập kế hoạch kinh doanh

- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.
- Bạn cần xác định về thời gian bán, chỉ vào buổi sáng hoặc bán cả ngày? Nên tập trung kinh doanh 1 món phở thì tốt nhất.
- Lên kế hoạch về marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo), kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên)...
- Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.

    5.    Kiến thức, kỹ năng chuyên môn

- Bạn nên am hiểu về ẩm thực, đặc biệt nghiên cứu kỹ về món Phở. Và áp lực ăn phở hằng ngày, thậm chí hằng bữa nếu ế =))
- Kinh doanh Phở bò thì phổ biến hơn, cách nấu Phở bò đòi hỏi nhiều công đoạn và có những bí quyết để nấu một nồi Phở ngon, mang đậm hương vị Phở.
Với tư cách là 1 người ăn phở hằng sáng, tôi thường xuyên chuyển quán liên tục để tìm hương vị lạ tại mỗi quán và thi thoảng tôi mới quay trở lại các quán được cho là ngon. Thì tôi thấy nước lèo là quan trọng nhất, gần như quyết định 60% để có 1 tô Phở ngon. Ngoài nước lèo, cách trình bày, bánh phở, rau, gia vị, nước mắm nêm thêm, chanh, ớt, tỏi… sẽ giúp cho tô phở thơm, ngon hơn.
Để đảm bảo thì bạn nên tự làm nhiều thứ nhất có thể, hạn chế mua sẵn trừ khi bạn quá bận hoặc khó làm.
Đã bỏ tiền ra ăn nếu ngon nhất định tôi sẽ quay lại ăn đến bao giờ không thấy ngon nữa thì thôi.

     6.    Kinh nghiệm

Kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực, quản lý nhà hàng, quán ăn... sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình khởi nghiệp. Mọi việc bạn lường trước được sẽ giúp bạn tránh những khó khăn ban đầu tốt nhất.

     7.    Bí quyết gia truyền

Điều này không phải ai cũng có. Tuy nhiên không phải bạn không có được. Hãy dành vài tháng đi làm thuê, xin việc vào các quán phở. Trước khi làm thầy bạn cần phải làm 1 thằng thợ giỏi trước đã.
 
Bí quyết gia truyền luôn được giữ theo nhiều thế hệ

      8.     Học hỏi

Có rất nhiều mô hình kinh doanh quán phở rất thành công như: Phở Bát Đàn, Phở Lệ, Phở Pasteur, Phở 24, Phở 2000,… Khởi đầu của họ cũng chỉ như bạn mà thôi.
 
bát phở ngon là điều cuối cùng bạn cần hoàn thành
bát phở ngon

9. Lựa chọn đầu vào của nguyên liệu  phù hợp

Đứng về phía người tiêu dùng tôi luôn đặt vệ sinh an toàn thực phẩm nên hàng đầu. Cho dù khâu nấu nước vệ sinh của bạn đảm bảo, nhưng nguồn cung cấp rau củ, thịt của bạn "bẩn" mọi công sức sẽ đổ xuống sông xuống biển. Nếu lâu năm trong nghề thì rất dễ nhận biết, thậm chí các mối hàng cũng an toàn, nhưng khi vừa vào nghề đây cũng là thử thách rất lớn đối với các ông chủ mới. Lời khuyên nhỏ là đừng tham rẻ, hãy mua đúng giá đúng chất lượng.
Lựa chọn đồ dùng nấu phở như bàn ghế, bộ nồi phở, dụng cụ đi kèm phù hợp với hình thức nấu phở của quán cũng như diện tích, phong cách quán phù hợp.
Liên hệ Mr Dũng 0904714025 để được góp ý. hi vọng những góp ý của tôi có ích cho bạn.

  10.    Hi vọng

Nếu bạn bắt đầu mở quán phở, mong bạn đừng dừng hi vọng của mình tại 1 quán đấy. Hãy hi vọng sau này sẽ là 1 chuỗi các quán phở. Không có hi vọng tôi tin bạn sẽ thất bại.

Hi vọng là mẹ của tư tưởng
Chúc bạn thành công




Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dòng nồi điện, nồi cháo điện, bếp chiên điện nếu quý khách có nhu cầu xin liên hệ Mr Dũng 0904714025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét