“Cơm hàng cháo chợ với Tây“
TP - Trang du lịch, khám phá nổi tiếng Lonely
Planet đưa Hà Nội vào top 10 địa điểm ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất thế
giới. Lượng khách quốc tế đặt tour ẩm thực phố cổ thực tế luôn cao và
có hướng tăng. Trong đó phải kể đến là đặc sản phở Hà Nội.
Kem đứng Bờ Hồ. Ảnh: Trung Dũng
Hàng Hòm, Hàng Mã, Đồng Xuân
Trong vai bạn của hướng dẫn viên theo tour để học tiếng Anh, tôi cùng
hướng dẫn viên Thủy và Ngân tới khách sạn nhỏ phố Hàng Hòm để đón khách
food tour (tour ẩm thực). Gia đình người Úc đủ ông bà cha mẹ với con
trai 14 tuổi cao ngòng đang nóng lòng dạo phố cổ Hà Nội.
Cả đoàn vào quán phở ngay cạnh để nạp năng lượng. Chờ vài phút thấy
mỗi một bát bưng ra. Jolie thốt: “We share? (Ăn chung à?)”. Mọi người
cười. Nhìn cách cầm đũa biết không phải lần đầu họ tới Việt Nam.
Người duy nhất ăn phở bằng thìa là Kevin, cha của Jolie, vui tính và
hiếu thắng, luôn miệng “good, good”, ăn nhanh xong trước tất cả. Ngược
lại vợ ông- Lorraine thấy bát phở lớn quá, phải ăn cùng cậu cháu ngoại
Micheal. Ai cũng khoái dù phở rất đỗi bình thường. Chủ quán cho biết
khách Tây thường tới ăn sáng, ăn hết sạch. Có người năm nào cũng quay
lại chỉ vì thích phở Hà Nội. Vậy các quán phở cần phải nhanh nhanh đặt mua các sản phẩm nồi phở thanh nhiệt, nồi phở điện để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Tây là họ khoái sạch lắm đấy.
Lót dạ xong, đoàn rảo bộ qua Hàng Bồ. Tôi đi cùng Kevin, nhắc ông
tránh mấy cú lao như điên của cánh taxi. Kevin nghe nói giao thông Hà
Nội tồi tệ do cảnh sát không nghiêm, dễ nhận tiền cho qua vi phạm.
Là dân sửa xe tải, lái xe hơi trên bốn chục năm, Kevin không hài lòng
cách đi xe ở ta, luôn miệng gào “bíp bíp” thay lời nhắc nhở. Ông liên
tục thắc mắc sao xe máy để đầy vỉa hè, đánh số gửi xe để làm gì, sửa
kính mắt ở đâu… khiến tôi trả lời toát mồ hôi.
Chủ quán chè kể ngoài khách theo đoàn, nhiều ông bà Tây đi riêng tạt vào
quán mua. Họ không thích ngồi lại vì phố xá bẩn. Còn đồ ăn có vệ sinh
hay không, ít người quan tâm. Thủy, sinh viên Ngoại giao kể chuyện kiếm
tiền sang Úc học. Jolie tỏ ra quan tâm, giới thiệu về đất nước cô cho
Thủy biết. Lorraine chỉ lặng lẽ nghe.
Tạm biệt món chè ngọt lịm đường, thơm mùi dừa, mát vị thạch, đám thực
khách tới Hàng Mã. Nghe tôi giới thiệu câu được câu mất về Tết trung
thu, Kevin thậm chí muốn mua một cái đầu sư tử. Tới Đồng Xuân, ông lại
tiếc cái chợ cũ qua lời tôi kể. Kevin bảo chợ mới chật, không thoáng.
Peter, con rể ông thì ủ rũ khi đứng chờ cánh phụ nữ mua sắm.
Giản dị hơi bị hút khách
“Food tour cũng là open tour (tua mở)” - Ngân giải thích - “Tùy khách
thích ăn gì, sẽ tới quán loại đó”. Sau khi lấy thông tin, phía công ty
mới đặt lịch trình chủ yếu nhắm vào các quán vỉa hè. Đa phần khách thích
ăn uống ngoài đường vì chưa từng trải nghiệm. Tùy hoàn cảnh mới đưa vào
quán có tiếng, lâu đời. Mấy chỗ đấy thường đông, khó thoải mái. Được
hỏi đã lần nào dẫn khách vào nhà hàng cao cấp, Ngân gật đầu: “Nhưng
khách phải tự trả tiền”.
Vậy mới sinh ra quan niệm đi tour này chủ yếu Tây “ba lô”. Đoàn khách
hôm nay có điều kiện kinh tế mà mặc, ăn uống khá giản tiện. Có thể do
tính lịch sự của người phương Tây nên món gì họ cũng khen. Ngồi uống bia
cỏ ở Tạ Hiện, Kevin kể tới Campuchia trước khi sang Việt Nam, nhận xét
món ăn hai nước ngon như nhau. Ông thích món Việt hơn một chút đơn giản
vì không ăn được cay. Còn Lorraine thấy bia cỏ nhạt thế này chỉ hợp phụ
nữ.
Lúc này Lorraine mới hỏi kỹ Thủy chuyện du học. Hỏi tốn bao tiền, tính ở
đâu và ngỏ ý muốn giúp đỡ. Nếu làm du lịch một cách chuyên nghiệp, tử
tế, bạn có thể nhận lại điều mà mình không ngờ.
“Food tour có nhiều “khách đẹp” chứ không chỉ Tây ba lô. Họ thích văn hóa ẩm thực Việt mà đặc thù dân mình là ăn uống ngoài đường phố. Chỉ cần bảo không sao thì họ sẽ ăn. Sở dĩ tour này đang thịnh vì thời gian đi ngắn, lại được khám phá văn hóa ẩm thực và nét đẹp Hà Nội, giá hợp lý. Hầu như khách nào cũng vui”.
Hành trình kết thúc tại kem Thủy Tạ. Ngân đề nghị vào trong kiếm bàn
ngồi song Lorraine gạt đi. Bà tinh ý biết chi phí cho tour đã gần hết.
Thay vào đó, chúng tôi mua kem que, đứng ăn cạnh hồ. Để hút hơn 20 lượt
khách mỗi tháng trước mùa du lịch, phía công ty phải hạ giá và giảm chi
phí tối đa (khoảng hơn 10 đô/người).
Tìm hiểu thì hầu hết food tour đều đưa khách lang thang trên phố, ăn
uống không nhất thiết chọn lọc, chỉ tránh các món “đá” nhau gây đau
bụng. Hết một vòng hai đến ba tiếng đồng hồ, đưa về khách sạn là xong
việc.
Lời lãi chẳng bao nhiêu, mục đích chính để khách vui vẻ đặt tour khác
giá trị hơn. Không nói đâu xa, sự vui vẻ của Thủy và Ngân đã khiến
khách quay lại văn phòng, đặt tour Hạ Long.
Du lịch ẩm thực đường phố đang hút khách nhưng nếu không chọn lọc, biết
tạo điểm nhấn, dễ nhàm chán.
Hãy để những đặc sản của Việt Nam đến với những du khách một cách đẹp đẽ nhất, hãy chung tay để có 1 ngành du lịch Việt Nam đẹp và sạch.
Chúc bạn ngày mới tốt lành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét